10 kinh nghiệm xử lý các tình huống khẩn cấp khi xe ô tô bị hỏng

NGÀY ĐĂNG: 01/03/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Khi lái xe, bạn có thể gặp phải những tình huống khẩn cấp như xe bị hỏng, hết xăng, gặp tai nạn,… Những tình huống này có thể gây nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh. Vì vậy, bạn cần biết cách xử lý một cách bình tĩnh và an toàn.

Vậy để có kinh nghiệm xử lý các tình huống khẩn cấp thì các bác tài nên lưu ý điều gì. Cùng tham khảo bài viết của Phú Cường Auto sau đây nhé!

I. Xử lý các tình huống khẩn cấp gặp phải khi đang lái xe

Khi điều khiển ô tô trên đường, người lái sẽ phải đối diện với nhiều tình huống khẩn cấp, tiềm ẩn nguy hiểm. Dưới đây là 6 tình huống khẩn cấp khi đang lái xe thường gặp và hướng dẫn cách xử lý tối ưu nhất.

1. Xe đột ngột mất lái

Mất lái là tình huống người dùng không thể điều khiển vô lăng theo ý muốn, khiến xe đi chệch hướng, nguy cơ gây ra tai nạn liên hoàn là rất cao. Nguyên nhân có thể do người điều khiển xe trong trạng thái không tỉnh táo, mất tập trung hoặc có thể xe bị trục trặc về hệ thống lái, kẹt phanh hoặc nổ lốp, bánh xe bị lệch.

Rơi vào tình huống này, người điều khiển cần giữ bình tĩnh. Sau đó, nếu quan thấy đoạn đường phía trước khô ráo, vắng vẻ, người lái cần đạp phanh gấp để dừng xe ngay lập tức.

Ngược lại, nếu đường trơn, người lái cần rà phanh để duy trì, kiểm soát hướng di chuyển. Đặc biệt, người lái cần phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn hoặc còi để tạo sự nhận biết cho các phương tiện khác.

2. Nổ lốp ô tô

Chở quá tải trọng cho phép cũng là một trong những nguyên nhân gây nổ lốp

Đây là một trong những tình huống nguy hiểm, đòi hỏi lái xe phải giữ bình tĩnh để xử lý an toàn. Tài xế cần giữ vô lăng thẳng và chặt. Theo đó, hiện nay đa số xe ôtô hiện đại đều được trang bị hệ thống phân phối lực phanh điện tử, hệ thống cân bằng điện tử… nên khi tình trạng nổ lốp xảy ra, những hệ thống này sẽ can thiệp và đảm bảo an toàn cho xe.

Khi kiểm soát được tốc độ, tài xế hãy nhanh chóng di chuyển xe vào khu vực an toàn và dừng lại để kiểm tra. Đặc biệt, cần chú ý bật tín hiệu xin đường như xi nhan hoặc sử dụng hệ thống đèn pha nếu trời quá tối hoặc thiếu sáng.

Cuối cùng, nếu có lốp dự phòng và dụng cụ thay lốp thì có thể tiến hành thay lốp ngay.

3. Khói bốc lên trên nắp capo

Khói bốc lên trên nắp capo được đánh giá là tình huống nguy hiểm. Người lái cần kiểm tra, nếu xác định nguyên nhân là do nước làm mát chảy vào động cơ hoặc cổ xả bị dầu xâm nhập thì cần đưa xe về gara gần nhất để tiến hành xử lý.

Nếu không phải, hãy dừng xe khẩn cấp và liên lạc với đội cứu hộ lưu động.

4. Xe bị trượt nước

Khi di chuyển dưới điều kiện thời tiết mưa bão, ngập nước sẽ dễ gặp phải tình huống ô tô bị trượt nước. Tình huống này khiến người lái không điều khiển được vô lăng đúng hướng và gây tai nạn nguy hiểm.

Để xử lý tình huống này, người lái không nên đánh lái và sử dụng phanh. Thay vào đó, người lái hãy thả chân ga và cố gắng điều khiển xe đi thẳng cho tới khi kiểm soát được tình hình.

5. Ô tô chệch khỏi làn đường

Nhiều tài xế có thể gặp trường hợp này khi vào cua hoặc tránh xe đối diện trên đường nhỏ. Lúc này, bạn không nên dùng phanh, thay vào đó là từ từ giảm ga, đồng thời đánh lái với góc nhỏ để đưa xe trở lại đúng làn.

Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều ôtô được trang bị tính năng hỗ trợ giữ làn đường. Nếu phát hiện lái xe đi chệch làn đường thì hệ thống sẽ cảnh báo.

Ô tô chạy chệch làn đường gây ra nguy hiểm tiềm ẩn cho người lái và các phương tiện xung quanh

6. Ô tô bị mất phanh

Ô tô bị mất phanh là tình huống xe không có dấu hiệu giảm tốc hay dừng lại mặc dù người lái đã đạp phanh. Nguyên nhân ô tô bị mất phanh có thể là do mất áp suất dầu phanh, phanh ABS bị lỗi hoặc do thói quen đạp phanh liên tục.

Nếu gặp phải tình huống khẩn cấp khi đang lái xe này, người lái cần phải giữ bình tĩnh và xử lý như sau:

  • Tuyệt đối không được tắt máy: Nếu người lái tắt máy đồng nghĩa với việc tắt đi trợ lực vô lăng, như vậy phương tiện rơi vào trạng thái chạy tự do, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
  • Quan sát và bật đèn cảnh báo: Người lái cần bật đèn báo khẩn cấp, nháy đèn pha và dùng còi báo liên tục và quan sát xe phía trước, sau để tránh va chạm.
  • Sử dụng phanh khẩn cấp nếu xe được trang bị. Tuy nhiên, người lái nên kéo phanh từ từ và đủ lực để tránh làm khóa bánh, trượt bánh và mất lái.
  • Đạp phanh liên tục: Có nhiều trường hợp xe mất phanh vì bị mất áp suất dầu phanh tạm thời. Do vậy, việc đạp phanh liên tục có thể lấy lại được áp suất dầu phanh.
  • Sử dụng phanh tay: Người lái lưu ý chỉ sử dụng phanh tay trong trường hợp xe đang chạy ở tốc độ thấp.
  • Chuyển xe về số thấp: Người lái không nên đột ngột ép về số thấp ngay để tránh vỡ máy, hỏng hệ thống truyền động. Thay vào đó, người lái hãy chuyển số theo từng cấp hoặc 2 cấp để đảm bảo an toàn.
  • Chủ động va chạm: Đây là phương pháp chỉ nên sử dụng trong trường hợp bất khả kháng. Người lái có thể lựa chọn các vật cản như bụi cây, dải phân cách, ruộng đồng… để va chạm và dừng xe.

7. Mất kiểm soát vô-lăng

Tay lái nặng hoặc mất kiểm soát vô-lăng hãy bình tĩnh tìm cách táp xe vào lề đường

Đang lái xe, nếu vô-lăng có cảm giác nặng khó điều khiển, hãy nhanh chóng lái xe táp vào lề. Sau đó kiểm tra dây đai của bơm dầu trợ lực lái xem có bị đứt hay không.

Trường hợp mất kiểm soát người lái không làm được gì, nguyên nhân có thể lỗi hệ thống cổ lái. Lúc này chỉ có thể làm thế nào để phanh xe lại và khi phanh cũng cần phải báo hiệu cho các xe khác biết bằng cách dùng đèn khẩn cấp, đèn pha, bấm còi hoặc ra hiệu bằng tay.

8. Khi nhiệt độ lên quá cao

Xe đang chạy, đèn báo nhiệt độ phát sáng, đồng hồ báo nhiệt độ vượt quá mức bình thường, hãy nhanh chóng lái xe vào lề đường.

Việc đầu tiên phải làm là tắt máy. Sau đó xuống xe kiểm tra.

Nếu phát hiện thấy có mùi lạ hoặc nhìn thấy có hơi nước bốc lên, hãy cẩn thận mở nắp ca-pô, kiểm tra đường ống của hệ thống làm mát.

Dù không phát hiện ra nguyên nhân cũng không nên lái xe đi tiếp. Nên kiểm tra thêm dây đai dẫn động nối với máy bơm. Nếu dây đai hỏng, không nên tiếp tục lái xe.

Hoặc sau khi kiểm tra mà không phát hiện gì, nên chờ khoảng 30 phút cho máy nguội, hoặc đưa tay nên bộ tản nhiệt kiểm tra nếu không thấy nóng nữa. Khi bộ tản nhiệt và các đường ống còn nóng thì không nên mở nắp tản nhiệt ra.

Lưu ý: Không được đổ thêm nước lạnh vào khi máy hoặc bộ tản nhiệt còn đang nóng, sẽ gây hại cho động cơ.

9. Tăng tốc đột ngột

Sự cố này có biểu hiện giống như kẹt ga, nhưng ở đây nguyên nhân không phải do lỗi kỹ thuật từ động cơ mà do chủ quan từ người lái khi sử dụng chân ga. Nhiều người thường hoảng loạn khi gặp bất ngờ trên đường và đạp chân ga nhưng vẫn nghĩ đó là chân phanh, nhất là với những người sử dụng số tự động.

Để khắc phục hiện tượng này cần cố gắng làm quen xe, không đi nhanh với xe lạ và các bước cũng như với kẹt ga nếu vẫn nhầm lẫn.

Dù mới mua xe ôtô hay sử dụng xesắp hết thời thì cũng không thể tránh khỏi bệnh hư cupen ambraya. Cách xử lý là ngồi vào vị trí lái gặt cần số sáng vị trí số 3, trả tay phanh, đề máy, đạp nhẹ chân ga, bật đèn ưu tiên, đi với tốc độ chậm. Cứ duy trì như vậy để đưa xe đến xưởng bảo dưỡng ôtô an toàn.

II. Các bước xử lý khi xe ô tô bị hỏng

1. Bật xi nhan và đỗ ra khỏi làn xe chạy một cách từ từ

Khi xác định được xe đã gặp sự cố không thể di chuyển tiếp, cần lập tức tấp xe vào làn dừng khẩn cấp. Hãy cố gắng đưa xe nằm trọn vẹn trong làn dừng khẩn cấp, không lấn ra làn xe chạy. Nếu xe hết xăng giữa đường hay vì một lý do nào đó động cơ không thể khởi động, phải cố đẩy xe vào lề đường.

Khi một phần thân xe vẫn nằm trên làn xe chạy sẽ rất khó cho các phương tiện khác điều tiết tốc độ cũng như chuyển làn, rất dễ gây tai nạn.

2. Phải thật thận trọng khi bước xuống xe

Nếu bạn ngồi bên phía cửa hướng ra làn cao tốc cần chú ý khi mở cửa và bước xuống một cách cẩn thận, quan sát các xe chạy cùng hướng tránh trường hợp mở cửa xe đột ngột dẫn đến va đập vào xe khác gây ra những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

3. Bật đèn xe khẩn cấp

Đây là quy định bắt buộc trong Luật giao thông, khi dừng khẩn cấp trên cao tốc, xe phải có đèn cảnh báo cho các phương tiện khác. Việc bật cùng lúc hai đèn xi nhan sẽ giúp tài xế khác nhận biết nhanh nhất xe của bạn đang gặp vấn đề.

Không nên chỉ bật xi-nhan bên phải như dừng bình thường trên phố, như vậy là sai lầm.

Bất cứ khi nào phải đỗ xe trên lề đường, dù là đường quốc lộ hay cao tốc, cũng nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm.

4. Hạn chế người ngồi trên xe

Nếu xe gặp sự cố thì tất cả những ai còn ở lại nên xuống xe không nên ngồi lại. Cách tốt nhất là bước ra phía sau lan can đường hoặc khu vực càng xa làn đường xe chạy càng.

5. Luôn mang theo vật dụng cảnh báo nguy hiểm

Hãy tự trang bị thêm những vật dụng sau: tam giác phản sáng, cọc tiêu hình nón, đèn nháy, áo phản quang. Đặc biệt là những tài xế đi đêm, đường dài nên lưu ý.

6. Không cố sửa xe bằng mọi cách

Sau khi thử kiểm tra tình trạng, nếu thấy không thể sửa chữa thì không nên cố gắng. Thời gian ngồi trên đường cao tốc càng lâu, rủi ro càng tăng, nhất là trong đêm tối, tầm nhìn giảm. Cách tốt nhất là tìm nơi an toàn cách xa làn xe chạy và gọi cứu hộ.

Lưu ý khi xử lý tình huống khẩn cấp

  • Bình tĩnh và giữ an toàn: Điều quan trọng nhất là bạn cần bình tĩnh và giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

  • Thực hiện các biện pháp an toàn: Khi xử lý tình huống khẩn cấp, bạn cần thực hiện các biện pháp an toàn như thắt dây an toàn, đeo mũ bảo hiểm,…

  • Tuân thủ pháp luật: Khi xử lý tình huống khẩn cấp, bạn cần tuân thủ pháp luật, chẳng hạn như không được gây cản trở giao thông.

III. Các dụng cụ các bác tài nên mang theo trên xe ô tô

Bộ dụng cụ sửa xe: Bộ dụng cụ sửa xe bao gồm các dụng cụ cơ bản như kìm, tua vít, cờ lê,… giúp bạn có thể tự sửa chữa xe trong trường hợp cần thiết.

Tam giác phản quang: Tam giác phản quang giúp cảnh báo cho các xe khác biết rằng bạn đang gặp sự cố.

Cọc tiêu hình nón: Cọc tiêu hình nón cũng giúp cảnh báo cho các xe khác biết rằng bạn đang gặp sự cố.

Đèn pin: Đèn pin giúp bạn nhìn rõ trong trường hợp trời tối hoặc trời mưa.

Thức ăn và nước uống: Thức ăn và nước uống giúp bạn có thể sử dụng trong trường hợp phải chờ đợi cứu hộ.

Điện thoại di động: Điện thoại di động giúp bạn gọi cứu hộ hoặc thông báo cho người thân biết về tình trạng của bạn.

IV. Khi nào nên gọi cứu hộ khi xe ô tô gặp sự cố

Với những trường hợp sự cố không thể khắc phục ngay tại chỗ, chủ xe nên gọi đội cứu hộ. Theo đó, khi gặp tình huống khẩn cấp khi đang lái xe, cần gọi đội cứu hộ, người lái cần lưu ý:

Nắm rõ thông tin cơ bản về phương tiện như hãng xe, đời xe, tên xe… để đội cứu hộ chủ động chuẩn bị những dụng cụ cần thiết và phù hợp.

Thông báo về tình trạng xe đang gặp phải: Người lái cần nắm rõ được sự cố mà mình đang gặp. Từ đó, hãy miêu tả chi tiết cho đội cứu hộ để nhận được phương án hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Không được tự ý sửa chữa nếu không có kiến thức chuyên môn.

Bật tín hiệu cảnh báo khi xe gặp sự cố: Giúp các phương tiện cùng lưu thông dễ dàng nhận biết và chủ động tránh khi di chuyển.

Nắm rõ chi phí cứu hộ, sửa chữa: Người lái cần chủ động hỏi mức giá và chi phí trước khi sửa chữa, cân đối tài chính để lựa chọn đơn vị cứu hộ phù hợp.

Dưới đây là một số trường hợp bạn nên gọi cứu hộ khi xe gặp sự cố:

Xe bị hỏng hóc nghiêm trọng: Nếu xe của bạn bị hỏng hóc nghiêm trọng, chẳng hạn như động cơ bị hỏng, gầm xe bị hư hại,… thì bạn không thể tự sửa chữa được. Trong trường hợp này, bạn cần gọi cứu hộ để đưa xe về gara sửa chữa.

Xe gặp tai nạn: Nếu bạn gặp tai nạn, bạn cần gọi cứu hộ ngay lập tức. Cứu hộ sẽ giúp bạn đưa xe ra khỏi đường và cứu hộ những người bị thương.

Xe hết xăng: Nếu xe của bạn hết xăng, bạn có thể cố gắng đẩy xe đến nơi an toàn. Tuy nhiên, nếu xe của bạn bị mắc kẹt ở khu vực đông đúc hoặc không thể đẩy được, bạn cần gọi cứu hộ.

Xe bị sa lầy: Nếu xe của bạn bị sa lầy, bạn không thể tự kéo xe ra được. Trong trường hợp này, bạn cần gọi cứu hộ.

Xe bị kẹt trong ổ gà hoặc hố: Nếu xe của bạn bị kẹt trong ổ gà hoặc hố, bạn không thể tự đẩy xe ra được. Trong trường hợp này, bạn cần gọi cứu hộ.


Trên đây, là những 10 kinh nghiệm xử lý các tình huống khẩn cấp như xe bị hỏng mà Phú Cường Auto gửi đến các bác tài cũng như các công ty. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn có nhiều kinh nghiệm trong việc hành trình an toàn và bình an trên mọi nẻo đường.

Hãy liên hệ ngay với Ô tô Phú Cường nắm bắt cơ hội mua xe làm ăn giá tốt nhất thị trường, trả trước nhẹ nhàng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhận quà tặng tổng trị giá lên đến 100 triệu đồng.

Lợi ích khi mua xe tải tại Ô tô Phú Cường:

  • Tiết kiệm chi phí: Giá xe cạnh tranh, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Tăng hiệu quả kinh doanh: Xe tải chất lượng cao giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng: Thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe tải.
  • Dịch vụ hậu mãi chu đáo: Bảo hành chính hãng, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa chuyên nghiệp.

Otophucuong.vn