Quy định cách tính tải trọng xe tải và mức phạt quá tải hiện hành (03/2024)

NGÀY ĐĂNG: 28/03/2024 | DANH MỤC: Kiến thức

Nắm rõ quy định cách tính tải trọng xe tải giúp các bác tài có thể ước lượng được lượng hàng hóa xe có thể chở để không vượt quá tải trọng cho phép.

Từ đó, vừa đảm bảo được độ bền cho xe, vừa có thể đảm bảo an toàn giao thông, không bị phạt.

Ô Tô Phú Cường chia sẻ thông tin chi tiết và toàn diện nhất về quy định cách tính tải trọng xe tải, giúp bác tài chủ động tính toán hàng hóa chuyên chở.

I. Tải trọng xe tải là gì?

Tải trọng xe là khối lượng hàng hoá mà xe đang chuyên chở, không bao gồm khối lượng của xe và người lái.

Tải trọng xe được tính bằng cách lấy trọng lượng toàn bộ của xe (GVW) trừ đi trọng lượng bản thân của xe (CW) và trọng lượng người lái.

Ví dụ: Một chiếc xe tải có CW là 1.5 tấn, GVW là 4 tấn và có một người lái nặng 70 kg.

Tải trọng xe = 4 – 1.5 – 0.07 = 2.43 tấn.

Tải trọng xe là khối lượng hàng hoá mà xe đang chuyên chở

II. Tải trọng xe và trọng tải xe có gì khác biệt?

Những người ngoài ngành vận tải, lái xe rất dễ nhầm lẫn giữa tải trọng và trọng tải xe.

Mặc dù tên có vẻ giống nhau nhưng hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

Trọng tải là khả năng chuyên chở hàng hóa, số lượng người tối đa mà xe được phép vận chuyển.

Trọng tải mỗi loại xe sẽ được thể hiện trong đăng kiểm xe cơ giới, được các nhà sản xuất tính toán và có quy định rõ ràng.

Quy định này sẽ giúp xe vận hành tốt nhất, máy móc hoạt động bền bỉ và mạnh mẽ hơn.

Xe quá trọng tải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xe, khiến xe bị hỏng hóc, xuống cấp.

Đồng thời việc chở quá trọng tải cũng khiến xe mất an toàn khi vận chuyển.

Tải trọng là khối lượng hàng hóa thực tế mà phương tiện vận tải đang vận chuyển.

Có thể thấy rằng, tải trọng và trọng tải xe đều là những thông số đề cập đến tổng khối lượng hàng hóa nhưng chúng cũng có điểm khác biệt đặc trưng.

Trọng tải thể hiện số lượng hàng hóa mà xe có khả năng vận chuyển tối đa.

Tải trọng thì thể hiện tổng khối lượng hàng hóa mà xe hiện tại đang chuyên chở.

Bạn phải nắm thật rõ 2 khái niệm này để bảo vệ xe hoạt động tốt, bên cạnh đó tránh bị phạt khi xe bị quá trọng tải.

Trọng tải thể hiện số lượng hàng hóa mà xe có khả năng vận chuyển tối đa

III. Quy định tải trọng xe

Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về quản lý vận tải đường bộ, quy định về tải trọng xe.

Xe ô tô chở người không được vượt quá số chỗ ngồi và trọng lượng hàng hoá quy định của nhà sản xuất.

Xe ô tô chở hàng không được vượt quá trọng lượng bản thân, trọng lượng hàng hoá và trọng lượng toàn bộ quy định của nhà sản xuất.

Xe ô tô kéo rơ moóc không được vượt quá trọng lượng bản thân, trọng lượng hàng hóa, trọng lượng toàn bộ và trọng lượng kéo theo quy định của nhà sản xuất.

IV. Cách tính tải trọng xe tải

Người tham gia giao thông chở hàng hoá nên chủ động tính tải trọng xe để chủ động điều chỉnh khối lượng hàng hoá phù hợp.

Công thức tính cụ thể như sau:

Tải trọng xe = Tổng tải trọng xe (GVW) – Tự trọng xe (CW) – Cân nặng của người ngồi trên xe

Để tính tải trọng cho một xe tải chở hàng, chỉ cần đưa cả xe lên cân, sau đó trừ đi cân nặng của xe và cân nặng của người ngồi trên xe là ra tải trọng xe đang chở.

Cân khối lượng toàn xe để tính tải trọng cho một xe tải chở hàng

V. Cách tính khối lượng và % quá tải của xe

1. Xác định khối lượng quá tải

Bước 1: Kiểm tra khối lượng toàn bộ của xe khi kiểm tra thực tế.

Khối lượng toàn bộ này bao gồm cả trọng lượng của xe và hàng hóa được chở trên xe.

Bước 2: Trừ đi khối lượng bản thân của xe.

Bước 3: Trừ tiếp khối lượng hàng hóa được phép chở theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.

Kết quả sẽ là khối lượng quá tải của xe.

Khối lượng quá tải = Khối lượng toàn bộ xe khi kiểm tra thực tế – Khối lượng chính của xe – Khối lượng hàng hóa được phép chở

Ví dụ: Khối lượng tự thân xe tải 3,955 tấn, khối lượng hàng xe được chở tối đa theo quy định là 3,49 tấn.

Thời điểm Công an giao thông kiểm tra cân xe có tổng trọng lượng là 9 tấn.

Vậy khối lượng quá tải = 9 – 3,955 – 3,49 = 1,555 tấn.

Cần xác định khối lượng quá tải so với trọng tải của xe

2. Tính phần trăm quá tải

Việc tính phần trăm quá tải này giúp xác định mức độ vượt quá trọng tải cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Nếu phần trăm quá tải vượt quá giới hạn quy định, xe có thể bị xem là vi phạm và chịu các hình phạt hành chính tương ứng.

Sau khi có khối lượng quá tải, ta có thể tính phần trăm quá tải của xe bằng cách sử dụng công thức.

% quá tải = (Khối lượng quá tải / Khối lượng chuyên chở) x 100%

Trong đó, khối lượng chuyên chở là giá trị được xác định trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.

Tiếp ví dụ trên: % quá tải = (1,555 / 3,490) x 100% = 44,556%

Như vậy, xe tải này đã chở quá tải 44,555% so với khối lượng chuyên chở cho phép.

Căn cứ % quá tải này để xác định mức phạt đối với người điều khiển phương tiện và chủ phương tiện.

Tính % quá tải để làm căn cứ xác định mức phạt

VI. Mức phạt đối với xe chở hàng quá tải (dựa trên % quá tải)

Khi xe chở quá tải trọng thì cả người điều khiển phương tiện (người lái) và chủ phương tiện (người sở hữu xe) đều sẽ phải chịu phạt theo quy định của Chính phủ.

Mức phạt được chia theo cấp độ, tùy thuộc vào % quá tải mà xe vận hành.

Mức phạt xe quá tải mới nhất 2024 được quy định tại các khoản 4, 5, 6 điều 33 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi 100/2019/NĐ-CP).

Hạng mục xử phạt Mức phạt Mức phạt bổ sung
Vượt quá tải trọng từ 10% – 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng 4.000.000 – 6.000.000 đồng
Vượt quá tải trọng từ 20% – 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng 13.000.000 – 15.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 – 3 tháng
Vượt quá tải trọng trong Giấy phép lưu hành 13.000.000 – 15.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 2 – 4 tháng
Vượt quá tải trọng từ 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng 40.000.000 – 50.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 3 – 5 tháng
Các trường hợp trốn tránh, không chấp hành kiểm tra tải trọng 40.000.000 – 50.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 3 – 5 tháng

Ngoài ra, người điều khiển các phương tiện có hành vi vi phạm quy định tải trọng xe các điều khoản trên theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi 100/2019/NĐ-CP).

Sẽ phải bồi thường chịu trách nhiệm khôi phục lại tình trạng cầu đường đã bị thiệt hại do hành vi quá tải gây ra.

VII. Làm sao để nhận biết tải trọng của xe tải?

Để nhận biết xe tải bao nhiêu tấn rất dễ dàng. Bạn có thể đọc các thông số ghi trên cửa xe tải và xem số trục của xe.

1. Nhận biết tải trọng của xe tải bằng các thông số ghi trên cửa xe tải

Trên cửa xe tải sẽ có các thông tin như khối lượng bản thân, khối lượng cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ.

Bác tài hoàn toàn có thể dựa vào các thông tin này để nhận biết tải trọng của xe tải.

Có thể nhận biết tải trọng của xe tải bằng các thông số ghi trên cửa xe tải

2. Nhận biết giới hạn tải trọng toàn bộ xe bằng cách xem số trục của xe

Đối với xe thân liền

Có tổng số trục bằng hai, tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn

Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn

Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn

Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn.

Đối với tổ hợp xe đầu kéo với rơ-moóc hoặc sơ mi rơ moóc

Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn

Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn

Có tổng số trục bằng năm, tổng trọng lượng của xe ≤ 44 tấn

Có tổng số trục bằng sáu hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe ≤ 48 tấn.

Xe có tổng số trục bằng hai, tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn

VIII. Phân biệt tải trọng xe và một số khái niệm khác dễ nhầm lẫn

Ngoài hai khái niệm tải trọng xe và trọng tải xe, bạn cũng cần phân biệt được một số khái niệm khác liên quan đến tải trọng xe như sau:

1. Tổng trọng lượng cho phép (Gross Vehicle Weight Rating – GVWR)

Là khối lượng toàn bộ của xe khi đã chở hàng hoá mà nhà sản xuất cho phép, không được vượt quá trọng tải xe (GVW).

Ví dụ, xe tải có tổng trọng lượng cho phép (GVWR) là 7 tấn, tức là khi đã chở hàng hoá, khối lượng của xe không được quá 7 tấn.

Tổng trọng lượng cho phép GVWR không được vượt quá trọng tải xe (GVW)

2. Tổng trọng lượng kéo theo (Gross Combination Weight – GCW)

Là khối lượng toàn bộ của xe kéo và rơ moóc khi đã chở hàng hoá, bao gồm cả khối lượng của xe và người lái.

Ví dụ, xe kéo có tự trọng là 7 tấn, rơ moóc có tự trọng là 4 tấn, và chở 9 tấn hàng hoá, thì GCW của xe kéo và rơ moóc là 20 tấn.

3. Tổng trọng lượng kéo theo cho phép (Gross Combination Weight Rating – GCWR)

Là khối lượng toàn bộ của xe kéo và rơ moóc khi đã chở hàng hoá mà nhà sản xuất cho phép, không được vượt quá GCW.

Ví dụ, xe kéo có tổng trọng lượng cho phép (GCWR) là 20 tấn, tức là khi đã chở hàng hoá, khối lượng của xe kéo và rơ moóc không được quá 20 tấn.

4. Tải trọng kéo theo (Towing Capacity)

Là khối lượng hàng hoá mà xe kéo có thể kéo được, không bao gồm khối lượng của rơ moóc.

Tải trọng kéo theo được tính bằng cách lấy tổng tải trọng cho phép (GCWR) trừ đi trọng tải xe (GVW) của xe kéo.

Ví dụ, xe kéo có tổng trọng lượng kéo theo cho phép (GCWR) là 20 tấn, GVW là 7 tấn (bao gồm tự trọng xe và người lái), khối lượng rơ moóc 4 tấn, thì tải trọng kéo theo (Towing Capacity) của xe là 9 tấn.

Tải trọng kéo theo là khối lượng hàng hoá có thể kéo được, không gồm khối lượng rơ moóc

IX. Quy định về Giấy phép lưu hành xe vượt quá trọng tải

Việc lưu hành xe vượt quá tải trọng là một trong nguyên nhân gây hư hỏng cho các đoạn đường.

Do đó, chỉ những xe quá trọng tải có Giấy phép lưu hành mới được phép lưu thông.

Theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải, chỉ cấp Giấy lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ trong một số trường hợp đặc biệt. 

Cụ thể là khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng loại phương tiện giao thông cơ giới nào khác phù hợp để vận chuyển trên đường.

Đặc biệt, sẽ không cấp Giấy phép lưu hành xe trong trường hợp chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế của nhà sản xuất sau khi các thiết kế lại xe đã được phê duyệt.

Trong trường hợp vượt quá trọng tải xe và vượt quá khả năng khai thác của đường bộ mà yêu cầu phải khảo sát, kiểm định đường bộ.

Thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu lưu hành xe phải chịu trách nhiệm chi trả những khoản chi phí có liên quan.

Chỉ khi hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm này cơ quan thẩm quyền mới cấp Giấy lưu hành xe cho đơn vị.

Chỉ những xe quá trọng tải có Giấy phép lưu hành mới được phép lưu thông trên đường

X. Những điểm lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng xe tải để đảm bảo an toàn

Các bác tài cần nắm được những lưu ý sau đây để chuyến hàng được vận chuyển an toàn, thuận lợi.

1. Khối lượng hàng hóa phải tương thích với trọng tải xe tải

Cần phải lựa chọn xe phù hợp với khối lượng hàng hóa chuyên chở để không bị vượt quá trọng tải quy định.

Nếu xe có tải trọng quá nhỏ so với lượng hàng hóa sẽ bị quá tải, có thể bị phạt và không an toàn khi lưu thông.

Ngược lại xe quá rộng so với khối lượng cần vận chuyển sẽ làm tốn kém nhiều chi phí cho một chuyến hàng, dẫn đến giảm lợi nhuận.

Ngoài ra, khi xếp hàng với thùng xe quá rộng cũng gây khó khăn cho việc sắp xếp.

Khối lượng hàng hóa phải tương thích với trọng tải xe tải

2. Kiểm tra xe cẩn thận trước khi bắt đầu chuyến hàng

Để đảm bảo vận chuyển hàng hóa an toàn, bên cạnh việc lái xe cẩn thận và chấp hành đúng theo luật giao thông.

Thì trước đó phương tiện vận chuyển phải được kiểm tra một cách tổng thể.

Đây là công việc trước tiên và không thể nào thiếu được trong các chuyến vận chuyển.

Tài xế cần chú ý và kiểm tra các chi tiết như phanh, lốp, đèn chiếu sáng, đèn phanh, xăng xe.

Tất cả các thiết bị phải được đảm bảo hoạt động tốt trước khi khởi hành.

Kiểm tra xe cẩn thận trước khi bắt đầu chuyến hàng

3. Bốc xếp, nâng hạ hàng hóa đúng cách trước khi vận chuyển

Việc xếp dỡ hàng hóa đúng cách trước khi vận chuyển cũng rất quan trọng để vận chuyển một chuyến hàng an toàn.

Cách bốc xếp hàng hóa đơn giản và khoa học nhất để đảm bảo an toàn:

Trước tiên phân loại từng loại hàng, hàng nặng hàng nhẹ. Phân loại theo từng tuyến điểm trước khi vận chuyển hàng hóa.

Ưu tiên hàng nặng để dưới, hàng nhẹ để trên

Đối với các loại máy móc cần xe nâng nâng hạ thì phải kiểm tra xe nâng trước khi sử dụng.

Với các loại máy, không được chồng chúng lên nhau, phải giằng buộc trước khi vận chuyển…

Bốc xếp, nâng hạ hàng hóa đúng cách trước khi vận chuyển

4. Đóng gói chắc chắn, bảo vệ an toàn cho hàng hóa

Để vận chuyển hàng hóa an toàn, việc đóng gói rất là quan trọng, cần đảm bảo chắc chắn và phù hợp với mặt hàng.

Đối với các loại máy móc: Ưu tiên nên đóng kiện gỗ chắc chắn

Với hàng dễ vỡ: Phải được bao bọc bằng tấm bọt khí và mút xốp. Các tấm bọt khí này có chức này đàn hồi, chống va đập khi vận chuyển.

Các hàng hóa khác: Có thể linh động, quấn màng co hoặc thùng carton…

Đóng gói chắc chắn, bảo vệ an toàn cho hàng hóa

5. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết khi vận chuyển hàng hoá

Các phương tiện vận chuyển hàng hóa phải có đầy đủ những giấy tờ sau:

Giấy tờ phương tiện vận chuyển:

Giấy đăng ký phương tiện, giấy chứng nhận bảo hiểm các loại.

Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, có tem kiểm định.

Giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải (nếu có), phù hiệu xe chạy hợp đồng…

Giấy tờ người điều khiển phương tiện

Giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện vận chuyển.

Giấy chứng nhận tập huấn lái xe hoặc giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ tương ứng.

Giấy chứng nhận sức khỏe định kỳ đối với người lái xe vận chuyển hàng hóa.

Giấy phép lái xe là giấy tờ không thể thiếu khi điều khiển xe lưu thông trên đường

Vận đơn hàng hóa

Vận đơn là một thành phần không thể thiếu trong các hình thức vận chuyển khác nhau.

Bởi vì đây được xem là hóa đơn để xác minh được hàng hóa đã được đơn vị giao nhận nhận hàng.

Và đảm bảo mang hàng đến với người nhận một cách chính xác nhất.

Các loại hóa đơn

Hóa đơn (bao gồm VAT) là một chứng từ không thể thiếu khi vận chuyển hàng hóa.

Người gửi sẽ giữ hóa đơn này phòng khi có trục trặc gì xảy ra đối với hàng hóa thì có giấy tờ để xác minh lại với dịch vụ vận chuyển.

Ngoài ra, giấy tờ này còn liên quan trực tiếp khi bạn kê khai chi phí vận chuyển hàng hóa.

Giấy đi đường

Giấy đi đường thường được cấp cho xe kinh doanh vận tải hàng hóa, nó được cấp cho từng chuyến hàng, cho từng xe, làm chứng từ cho phương tiện vận chuyển.

Giấy đi đường này thường được sử dụng để ủy quyền cho những chuyến đi xe ship hàng đi tỉnh.

Hợp đồng vận chuyển

Nếu doanh nghiệp là đối tác lớn, bạn cần phải có hợp đồng và quy định một cách rõ ràng.

Hợp đồng vận chuyển này thường là dành cho một lô hàng cần được vận chuyển đến nơi.

Hợp đồng này sẽ xác minh rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của hai phía trong việc vận chuyển hàng hóa.

Từ đó có thể dễ dàng thanh lý hợp đồng mà không vướng mắc những quy định.

Lái xe vận chuyển hàng hóa cần mang đủ giấy tờ khi lực lượng chức năng kiểm tra

Trên đây là những thông tin toàn diện và hướng dẫn chi tiết về quy định cách tính tải trọng xe tải.

Mong rằng những thông tin mà Phú Cường Auto tổng hợp ở trên giúp cho các tài xế có thể tự tính toán tải trọng, chủ động hơn khi vận chuyển hàng hóa.


Nếu các bác tài đang tìm mua xe tải chất lượng, giá tốt nhất thị trường, hãy liên hệ ngay Ô Tô Phú Cường để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi trị giá lên đến 100 triệu đồng.

Otophucuong.vn